<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG SỬ DỤNG GẠO LỨT ĐƯỢC DÀI LÂU?

Ngày đăng:

08/07/2021

Lượt xem: 3126

Tại sao sử dụng gạo lứt khó mà dài lâu được?


Chính vì vô vàn tác dụng của gạo lứt mà ai cũng nghĩ rằng có thể thay thế hoàn toàn bữa ăn từ gạo trắng sang gạo lứt. Nhưng trên thực tế, thói quen ăn gạo trắng lâu nay của chúng ta khó mà thay đổi được dễ dàng bởi một số nguyên nhân sau:

Khi ăn gạo lứt cần ngâm và nấu lâu hơn gạo trắng.

Gạo lứt thường có lớp vỏ cứng. Chính lớp vỏ là nơi chưa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng có lợi cho sức khỏe. Để gạo mềm hơn, dễ tiêu, chúng ta phải ngâm gạo nảy mầm, để giải phóng chất dinh dưỡng có lợi và loại bỏ chất độc. Thường chúng ta cần chuẩn bị trước khi nấu 8 tiếng, thay vì như gạo trắng chỉ cần đong gạo, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, cắm điện là 30 phút sau có cơm ăn.


Khi nấu, nên sử dụng các loại nồi nấu chậm (slow cook) từ 1-1,5h để gạo chín từ trong ra, mềm, lâu thiu, giữ được nhiều dưỡng chất. Nếu không có, bạn vẫn có thể sử dụng nồi cơm bình thường, nhưng nên chọn loại có đế dày 1 chút để bấm lại lần 2 cho chín kĩ và thơm hơn.

Giải quyết vấn đề về thời gian khi nấu gạo lứt: Tham khảo “gạo lật nảy mầm” BiomedViet của Viện dinh dưỡng.

Khi ăn gạo lứt cần nhai kĩ

Từ xưa các cụ đã có câu “Ăn chậm, nhai kĩ”. Càng nhai kĩ càng no lâu do thức ăn được nghiền nhỏ hơn và thấm được nhiều enzyme tại miệng, giảm gánh nặng cho dạ dày bên cạnh đó, chúng ta cũng tận hưởng được mùi vị của thức ăn nhiều hơn. Thời gian nhai càng lâu đồng nghĩa với việc tín hiệu về lượng đồ ăn cũng kịp thời được gửi đến não, giúp chúng ta ý thức được lượng cơm chúng ta ăn vào, kiểm soát nó, tránh tình trạng ăn xong lại bị quá no, khó chịu.
Với cơm gạo lứt chúng ta càng phải nhai kĩ, càng nhai cơm càng ngọt, càng dễ tiêu. Thế nên khi quen với việc ăn cơm trắng mềm dẻo, dễ nuốt, chuyển sang ăn gạo lứt mà chúng ta vẫn duy trì thói quen đó, cảm giác khó chịu đầy bụng làm chúng ta từ bỏ tất cả lợi ích mà gạo lứt bày ra trước mắt.

Chi phí tài chính cũng là vấn đề đáng để quan tâm

Đầu tư cho sức khỏe là chúng ta phải lựa chọn giữa giá cả và lợi ích, cả thời gian. Một trong những lí do chúng ta không gắn bó được với gạo lứt đó là Giá quá cao.
1 kg gạo trắng có giá từ 15.000-25.000-40.000/ kg, tùy loại
Với gạo lứt, loại rẻ nhất cũng tầm 20.000- 80.000/kg tùy loại, nhưng nói chúng không hề rẻ. Giá gạo cũng tùy theo nơi canh tác, cách chăm bón và mùa vụ. Vì vậy, quan điểm của chúng ta là ai cần thì dùng thay vì dùng cho cả gia đình, dùng khi có bệnh lí, dùng đến khi nào đạt mục tiêu khi dừng ( giảm được cân, kiểm soát được đường huyết, …) Và chúng ta coi việc sử dụng gạo lứt chỉ là tạm thời như để “chữa bệnh” chứ không biến thành thói quen.

Ba nguyên nhân trên là ba lí do chúng ta dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên bài toán dinh dưỡng luôn cần thời gian đủ dài để thay đổi lối sống, cải thiện và giữ gìn sức khỏe. Hãy luôn tìm nguồn thông tin chính xác và tin cậy, đặt niềm tin vào đó để có thể gắn bó dài lâu và thực sự có kết quả tốt đẹp với lối sống ấy nhé!
 Đừng quên theo dõi các bài viết mới tại website: Ninfood.com.vn để có được thông tin dinh dưỡng bổ ích.

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn