Nhằm phổ biến cung cấp các kiến thức về dinh dưỡng để chúng ta có phương pháp chăm sóc sức khỏe để không bị nhiễm dịch và nếu không may bị nhiễm bệnh, chúng ta làm cách nào để vượt qua nguy hiểm, bảo toàn sức khỏe của mình.
Cách tốt nhất để phòng tránh cho mình và gia đình là tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe chủ động để hạn chế quá tải cho Y tế và cũng là bảo vệ chính bản thân chúng ta và gia đình.
Cuộc chiến CoVid-19 sẽ còn kéo dài, vậy nên, rất cần thiết khi chúng ta có phương pháp chăm sóc sức khỏe để không bị nhiễm dịch, cũng như nếu không may bị nhiễm bệnh,làm cách nào để vượt qua nguy hiểm, bảo toàn sức khỏe của mình.
Dịch bệnh CoVid-19 sẽ còn kéo dài, chúng ta cần có sức khỏe tốt để phòng chống lại bệnh và nếu không may bị nhiễm virut SARS-CoV-2 chúng ta cũng cần có kiến thức về dinh dưỡng để có thể vượt qua nguy hiểm, bảo toàn sức khỏe của mình.
Sau buổi livestream ngày 24/9/2021 Ninfood có thống kê lại một số câu hỏi và được bác sĩ trả lời như sau:
Câu hỏi 1: Cách tự chăm sóc bệnh nhân F0 cách ly tại nhà và những lời khuyên về dinh dưỡng cho các thành viên khác trong gia đình trong mùa dịch.
Bác sĩ: Những người bị F0 có nghĩa là đã bị nhiễm virut SARS-CoV-2 thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng sẽ tăng lên do sự nhiễm trùng. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên đối với người F0 cần có chế độ ăn phải đảm bảo đủ năng lượng. Thường khi bị nhiễm virus thì cơ thể bị sốt,bị tiêu chảy, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị hoặc mất vị giác. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được sức khỏe chúng ta cần phải cố gắng ăn, ăn có tất cả thực phẩm hiện có, cố gắng ăn 3 bữa một ngày, đảm bảo đủ 3 bữa chính và có thể thêm 1 đến 3 bữa phụ (nếu như bữa chính không đáp ứng được thì cần phải tăng bữa phụ lên) và có thể chia nhỏ bữa để đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể và tránh việc bị sụt cân trong thời điểm này.
Thứ 2: Chế độ ăn phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất đạm vì chất đạm tạo lên kháng thể,do đó chúng ta cố gắng là ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa các loại thực phẩm giầu đạm với lượng khoảng 200 đến 250g/ngày.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất tham gia vào trong quá trình miễn dịch có nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K, các khoáng chất như sắt, kẽm, selen, flavonoid, omega3, probiotics. Vì vậy, chế độ ăn của F0 cũng như các thành viên khác trong gia đình phải đa dạng các loại rau, củ, quả. Nên ăn khoảng 300 - 400g rau, củ, quả/ ngày.
Các loại khoáng chất có thể lấy từ đạm động và thực vật do đó cần ăn đa dạng các loại thịt, cá, đậu đỗ. Ngoài ra có thể bổ sung thêm probiotics từ các sản phẩm lên men như sữa chua, pho mai, đậu tương lên men sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và tiêu hóa tốt, cũng như là hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, chán ăn thì cần phải cố gắng để đổi bữa, đổi hình thức ăn uống để đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ ăn cần đủ lượng dầu mỡ vì dầu mỡ là nguồn cũng cấp năng lượng cho cơ thể.
Nên sử dụng định lượng các nhóm thực phẩm theo khuyến nghị ở tháp dinh dưỡng cho các lứa tuổi đã được đăng trên trang Web của Viện Dinh Dưỡng. Hiện nay, Viện Dinh dưỡng có 6 tháp dinh dưỡng khác nhau cho các lứa tuổi từ trẻ em cho đến người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú. Chúng ta có thể sử dụng tháp này để ước lượng lượng thực phẩm ăn vào.
Đối với các đối tượng nhạy cảm như là phụ nữ có thai, người cao tuổi và trẻ em thì càng phải lưu ý tăng cường chế độ ăn để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy kiệt.
Với những người có bệnh nền và có biểu hiện rối loạn chuyển hóa thì cần lưu ý tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cũng như là chế độ ăn bệnh lý và đảm bảo uống đủ nước và nước ấm. Quan tâm đến chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng. Cần ngủ sớm và tập luyện nhẹ nhàng, trong quá trình tập luyện cần có tập thở sẽ giúp cho cơ thể hồi phục tốt hơn.
Trên đây, là một số hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho các F0 bị cách ly ở nhà ở mức chưa có biểu hiện bệnh ngoài và người nhà, ngoài những cái túi thuốc đã được chính quyền cung cấp thì cần bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng cách sử dụng các thực phẩm hiện có, ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất theo nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm hoặc các sản phẩm đa vi chất.
Câu hỏi 2: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, do phải ở nhà quá lâu nên thiếu ánh sáng mặt trời có cần bổ sung thêm Vitamin D không?
Bác sĩ: Vitamin D là vitamin thiếu nhiều nhất trong thời gian giãn cách hiện nay. Trong thời gian dịch bệnh diễn ra rất nhiều người đã đi mua Vitamin C để uống mong muốn tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn được 300g đến 400g rau/ ngày và 200g quả chín thì cơ thể của chúng ta không thiếu Vitamin C vì 100g rau có màu xanh đậm chứa từ 60 đến 80mg Vitamin C, trong khi đó nhu cầu Vitamin C một ngày của chúng ta chỉ cần 100mg. Tuy nhiên, nhiều người lại không để ý đến tình trạng vitamin D. Vitamin D trong thực phẩm chỉ cung cấp 10 - 15% nhu cầu, 90% được tổng hợp khi ra tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Hiện nay ước tính trên thế giới số người thiếu Vitamin D khoảng 40 đến 50% và các nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy là từ đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em học đường cho đến người trưởng thành đều có nguy cơ thiếu Vitamin D. Người Việt Nam chúng ta thích có một làn da trắng nên thường sử dụng khẩu trang, áo chống nắng, váy chống nắng, như vậy đã làm ngăn cản việc tổng hợp và hấp thu Vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Theo nghiên cứu của Mỹ, chỉ cần phơi nắng cẳng chân cẳng tay từ 15 đến 25 phút thì có thể hấp thu được từ 5.000 đến 20.000 đơn vị quốc tế Vitamin D và không lo bị ngộ độc. Vì vậy, nếu có điều kiện các bạn nên phơi nắng. Nếu không có điều kiện phơi nắng, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D theo đường uống. Nên bổ sung vitamin D với liều thấp theo Nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày 1000 UI. Nếu có điều kiện các bạn có thể đến Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em và người trưởng thành ở Viện Dinh dưỡng để khám và xét nghiệm các vi chất thì sẽ có được hướng dẫn bổ sung khoa học hợp lý nhất.
Câu hỏi 3: Theo như phương tiện thông tin của Bộ Y Tế các đợt dịch vừa qua các bệnh nhân có các bệnh lý nền thường có nguy cơ tiến triển bệnh rất cao, đặc biệt làngười cao tuổi vậy bác sĩ có thể cho biết các bệnh lý nền nào cần đặc biệt chú ý về vấn đề dinh dưỡng không?
Bác sĩ: Đối với người cao tuổi thì sẽ liên quan đến bệnh lý nền, thông thường lứa tuổi từ trung niên trở lên ngoài 50 tuổi tuy nhiên hiện nay chúng ta cũng biết các,rối loạn chuyển hóa nhiều người bị rất là sớm có những ca đái tháo đường type 2 mà chỉ có 8,5 tuổi bởi vì là tình trạng thừa cân béo phì, như vậy một trong những bệnh lý nền rất đáng lo ngại là thừa cân béo phì hiện nay đang tăng ở cả trẻ em và người lớn vì dù là giãn cách chúng ta vẫn phải chú ý ăn uống luyện tập sinh hoạt khoa học để cho vừa khỏe mạnh và kiểm soát được cân nặng, các vấn đề bệnh tật có liên qua đến rối loạn chuyển hóa đường và chuyển hóa mỡ ví dụ như là đái tháo đường , cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ.
Thế thì chúng ta cần lưu ý chế độ ăn với các đối tượng có bệnh nền như sau. Thứ nhất tất cả các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng nếu như một chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp thì sẽ kiểm soát tốt được rối loạn chuyển hóa và giảm nguy cơ biến chứng của các bệnh mãn tính không lây.
Như vậy thì chúng ta có bệnh nền đã là là người cao tuổi thì chúng ta chuyển qua ăn ngũ cốc nguyên hạt ví dụ như là gạo lứt , gạo lật nảy mầm ,rồi là bánh mỳ đen rất nhiều các sản phẩm khác nhau.
Rồi chúng ta phải tăng sử dụng các thực phẩm có giàu vi chất có giàu chất xơ ví dụ như là rau củ quả không những tăng vi chất mà còn tăng chất xơ khi có chất xơ thì lại có nguồn thức ăn cho hệ vi khuẩn đường ruột khi mà chúng ta lại kết hợp bổ sung các sản phẩm sữa chua các sản phẩm từ sữa theo Nhu cầu khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa cho người Việt Nam thì chúng ta có hệ vi khuẩn đường ruột rất là tốt và chúng ta cũng biết là 70% kháng thể được sinh ra ở đường ruột nếu như hệvi khuẩn đường ruột tốt và cân bằng thì sức đề kháng của chúng ta tốt hơn.
Chúng ta cũng cần chú ý cách ăn, ví dụ như chúng ta không có gạo lứt khi trong bữa ăn chúng ta có thể ăn rau trước sau đó chất xơ trong rau nó lơ lửng trong đường ruột sẽ làm giảm hấp thu đường và hấp thu chất béo. Giảm tăng đường máu sau ăn.Nếu chúng ta không ăn được gạo lứt chúng ta có thể tăng khẩu phần rau lên.
Đối với bữa sáng khi ăn bún , phở chúng ta có thể cho rau vào , ví dụ như chúng tôi vẫn hướng dẫn khi nấu bún gạo mỳ chúng ta vẫn có thể cho thêm 100g rau vào mà vẫn rất là ngon và lại đảm bảo được giảm nguy cơ rối loạn các chuyển hóa.
Đặc biệt với những người rối loạn chuyển hóa thì chúng tôi vẫn nhấn mạnh lại là cái việc kiểm soát rối loạn chuyển hóa lipit máu , rối loạn chuyển hóa đường máu thì giúp cho chúng ta giảm các nguy cơ biến chứng các bệnh không lây nhiễm và con đường duy nhất mà có thể hỗ trợ được đấy là chế độ ăn và luyện tập. Còn nếu như mà chúng ta chỉ sử dụng thuốc để kiểm soát được chỉ số này thì lượng thuốc càng ngày càng tăng và chúng ta càng ngày chỉ phụ thuộc vào thuốc. Khi phụ thuộc vào thuốc và phải dùng liên tục thì chúng ta lại phải sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ ví dụ như là sử dụng thuốc giảm mỡ máu thì phải sự dụng thuốc bổ gan rồi khi chúng ta có rối loạn chuyển hóa lâu dài thì chúng ta phải có các thuốc chống đông thì rất có hại cho sức khỏe cho nên nếu như chúng ta có chế độ ăn uống lành mạnh khoa học và phù hợp với từng tình trạng lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh lý thì chúng ta sẽ giảm các rối loạn và giảm các biến chứng
Câu hỏi 4: Đối với bệnh nhân F0 khi mất vị giác làm thế nào có thể ăn ngon miệng hơn, có thể cho thêm nhiều gia vị hơn để có thể cảm nhận được mùi vị không ?
Bác sĩ: Chúng ta cũng biết là khi chúng ta bị ốm đau cũng như là tập thở. Chúng ta rất là khó thở mà khi chúng ta bị nhiễm Covid – 19 viêc tập thở đấy là cái việc đấy là cái sống còn, có những người rất gắng gượng, khi chúng tôi xem clip ở trong bệnh viện khi bệnh nhân mở cái chụp ra để bệnh nhân tập thở rồi bệnh nhân tranh thủ nuốt ăn rồi bệnh nhân lại tập thở tức là rất là khó khăn thì cái việc ăn cũng như vậy.
Ăn và thở đấy là những yếu tố giúp chúng ta sống còn , giúp chúng ta duy trì sự sống khi chúng ta nhiễm Covid – 19 cho nên chúng ta không nêm nếm thêm gia vị, bởi vì mất vị giác rồi chúng ta có cho mặn thêm thì không thể thay đổi được cái vị giác của chúng ta mà nó còn tăng lượng muối ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
Thế thì chúng ta cố gắng ăn , chúng ta nấu các món ăn khác nhau ví dụ như buổi sáng chúng ta ăn cháo thì ngày hôm sau chúng ta ăn mỳ, ngày hôm sau nữa chúng ta ăn bánh đa. Chúng ta thay đổi đi bữa trưa bữa tối các món ăn nó khác nhau.
Nhưng một trong những cái cố gắng để chúng ta sống còn là chúng ta cố gắng ăn như là cố gắng thở. Thì chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn.
NIN biết các bậc phụ huynh còn rất nhiều câu hỏi về vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại câu hỏi dưới comment để Ninfood giúp bạn giải đáp nhé!