Một vài thông tin cơ bản về cúm mùa
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện hay dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi, khạc nhổ. Ở nước ta, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm xuất hiện quanh năm, thường đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10; các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Cúm mùa nguy hiểm ở chỗ, chỉ với một vài triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, cúm mùa dễ đánh lừa người khác thành những căn bệnh lành tính như cảm lạnh thông thường. Virus cúm biến thể hàng năm. Đôi khi, chủng chủ yếu (chủng phổ biến) trong mùa cúm sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với chính nó ở các năm trước.
Ngoài ra, do virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên có thể bị tái phát bệnh nhiều lần, thường gặp và gây biến chứng nặng hơn ở những người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, những người bị các bệnh mạn tính, bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, đường hô hấp, tiểu đường, những người trong tình trạng suy giảm miễn dịch như phụ nữ có thai, hen, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh nhân HIV. Do đó, nhóm đối tượng nguy cơ này cần thiết tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh vào trước mỗi mùa cúm.
Cảm cúm thông thường có biểu hiện mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy nước mũi và ho. Khi gặp một vài triệu chứng của cảm cúm, đừng vội mua thuốc kháng sinh ngay vì thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt được virus gây bệnh. Hãy lưu tâm chế độ dinh dưỡng khi bị cảm cúm vì dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng giúp cơ thể rút ngắn thời gian bị bệnh. Khi bị cảm cúm, một cách tốt để khỏi bệnh là nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đúng cách và ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian này.
Cúm mùa hoàn toàn có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để điều trị cảm cúm, hiện không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Dưới đây là những thực phẩm mà bạn cần bổ sung giúp cải thiện tình trạng sức khỏe:
Các loại cháo, súp: Món ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đạm và các vitamin từ rau củ quả. Món ăn có khả năng khôi phục thể trạng sức khỏe rất tốt. Không chỉ giúp người bệnh ăn dễ dàng, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus và vi khuẩn hiệu quả hơn.
Tham khảo sản phẩm Bánh dinh dưỡng Hebi- sản phẩm cung cấp năng lượng đầy đủ, tiện lợi
Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C trong trái cây có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein miễn dịch, cải thiện các enzym chức năng trong cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh. Các loại trái cây giàu vitamin có thể kể đến như cam, chanh, bưởi, quýt...
Bổ sung các gia vị có chất chống oxy hoá cao: gừng tươi, tỏi, hành lá, tía tô... là những gia vị chứa chất chống oxy hóa cao. Các gia vị trên chứa chất kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị cảm cúm hiệu quả và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
Uống nhiều nước - Bổ sung đồ uống chứa chất điện giải: Giữ nước trong cơ thể là điều quan trọng khi bạn bị cảm cúm, nhất là khi đang sốt hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, uống đủ nước là giải pháp đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh. Theo các khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2,5 - 3 lít khi đang bị bệnh cảm cúm. Mặc dù uống đủ nước là giải pháp đơn giản nhất nhưng việc bổ sung đồ uống có chứa chất điện giải hoặc uống nước dừa trong ngày sẽ đảm bảo việc bổ sung natri, kali cũng như lượng chất lỏng cơ thể cần, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng thường xuyên để tăng sức đề kháng: Một lượng nhỏ vi chất cũng có thể giúp trẻ hóa cơ thể, tăng sức bền, giảm căng thẳng mệt mỏi. Chính sự vui khỏe mỗi ngày cũng là liều thuốc bổ tốt nhất để phòng cúm mùa hiệu quả.
Hi vọng rằng, với những món đồ dễ kiếm, gần gũi trên, mọi người hoàn toàn có thể phòng cúm mùa và vượt qua giai đoạn thời tiết này nhé!
Tham khảo sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
Davin Care Daily, chỉ 1 viên mỗi ngày để có sức khỏe toàn diện.