TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHANH CẦN BỐ SUNG NHỮNG GÌ?
Giai đoạn nào Trẻ thường phát triển nhanh? Có nhiều giai đoạn phát triển tuy nhiên có những giai đoạn trẻ “lớn lên trông thấy” mà ta có thể cảm nhận được, chủ yếu rơi vào 2 thời kì: 1000 ngày đầu đời và tuổi dậy thì.
1000 ngày đầu đời tính từ thời điểm trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ đến 24 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, sự khác biệt về chiều cao, cân nặng của trẻ có sự thay đổi rõ rệt trong 6 tháng đầu tiên, và chậm lại ở 6 tháng tiếp theo.
Giai đoạn dậy thì (10-15 tuổi) là thời điểm mà trẻ có sự phát triển vượt bậc về khung xương, cả cơ bắp và chức năng sinh dục. Ở tuổi dậy thì, trẻ có ý thức về việc ăn uống hơn so với trẻ nhũ nhi, biết thể hiện ra nhu cầu bằng lời nói vì vậy trẻ sẽ nhận sự hỗ trợ của gia đình tốt hơn.
Vào những giai đoạn trẻ phát triển nhanh, dinh dưỡng là yếu tố đặc biệt cần chú trọng. Dinh dưỡng tốt giúp trẻ có đà tăng trưởng, không gặp khó khăn trong sinh hoạt và phát triển tâm sinh lí. Giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của trẻ. Hiện nay, các bậc phụ huynh dễ dàng tiếp cận các thông tin khoa học để đáp ứng nhu cầu của trẻ một cách dễ dàng.
Dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cho trẻ:
• Cần lắng nghe nhu cầu của trẻ qua tiếng khóc.
• Những bất thường trong quá trình học tập, hoạt động thường ngày, cảm xúc và lời nói
Với trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, ngoài ra việc bổ sung cho bé như thế nào chúng mình có rất nhiều bài viết rồi, mời mọi người tham khảo tại ninfood.com.vn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở tuổi dậy thì nhé.
Khi trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, có lẽ các bậc phụ huynh thường quan tâm đến chiều cao của con, ăn gì, bổ sung gì để con cao lớn như các bạn. Đó giường như là câu hỏi khó, bởi chiều cao là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như Gen, dinh dưỡng, vận động thậm chí là cả giấc ngủ nữa. Tuy nhiên sự phát triển tốt yêu cầu cả sức mạnh, sự dẻo dai, sức bền và cả một ngoại hình cân đối. Vậy các bạn tuổi teen cần có chế độ ăn như thế nào?
Cân bằng giữa chất đạm, chất béo, chất đường bột
Chất đạm là nguyên liệu xây nên cơ bắp. Ở lứa tuổi hoạt động thể lực nhiều, chất đạm đóng vai trò rất quan trọng. Cùng mang một lượng Calories tương đương với chất đường bột, chất đạm cần thời gian tiêu hóa lâu hơn, giúp no lâu hơn, chất đạm còn giúp sửa chữa và duy trì các mô trong cơ thể, giúp trẻ phát triển cơ bắp và thể chất một cách toàn diện. Chất đạm nên chiếm khoảng 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên cho trẻ sử dụng nguồn đạm phong phú từ cả động vật lẫn thực vật bao gồm thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa và các loại đậu, để bữa ăn đỡ nhàm chán.
Chất béo đặc biệt là chất béo chưa bão hòa rất cần thiết cho trẻ. Chất béo được bổ sung vào các món ăn giàu đạm để món ăn không bị khô, lại hấp dẫn hơn. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả cho hoạt động hàng ngày của trẻ đồng thời là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Lượng chất béo trẻ cần ở giai đoạn này khoảng 40 – 50gr mỗi ngày cả chất béo no và chất béo không no (chiếm khoảng 10-15% năng lượng cả ngày) . Các chất béo no có trong thức ăn có chứa mỡ động vật, lòng đỏ trứng...Các chất béo không no có trong dầu ăn và các loại cá.
Chất đường bột hay còn gọi là Carb là chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm khoảng 60 – 70% năng lượng trong ngày. Chất đường bột có trong gạo, bột mì, ngô, miến, mỳ, khoai, củ, trái cây... Nên chọn lựa những loại bột đường chưa qua chế biết để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.
Bổ sung Vitamin và khoáng chất
Canxi có lẽ là cái tên được gọi nhiều nhất khi các bậc phụ huynh muốn tăng chiều cao cho con. Nếu được cung cấp đủ canxi, trẻ sẽ có hệ xương chắc khỏe, đạt độ đậm xương đạt mức tối đa, trẻ được phát triển tốt ưu nhất về chiều cao và giảm nguy cơ đau tăng trưởng- một vấn đề rất hay gặp phải ở tuổi dậy thì. Mỗi ngày trẻ ở tuổi dậy thì cần 1.000 – 1.200mg canxi vì vậy cần lựa chọn chế độ ăn cung cấp canxi nhiều, dễ hấp thu như canxi trong sữa, sữa bò và cả sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá.
Việc bổ sung canxi riêng rẽ từ thực phẩm chức năng là không cần thiết nếu chế độ ăn uống đã cung cấp đủ canxi. Tuy nhiên, điều này cần chỉ định của bác sĩ để có thể an toàn nhất cho trẻ.
Phốt pho, Magie là một dưỡng chất rất cần thiết đi song hành cùng canxi giúp xây bộ xương vững chắc, giúp trẻ đạt hiệu quả tối ưu trong phát triển chiều cao. Trong xương của chúng ta có đến 80% là phốt pho. Vì vậy, nếu muốn trẻ cao lớn hơn, thì bạn nên lưu tâm đến các thực phẩm giàu magie và phospho như loại hạt, đậu, cá...
Sắt tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, nên rất cần thiết đối với cơ thể. Bước vào tuổi dậy thì bé gái cần lượng sắt nhiều hơn có thể lên đến 20 mg sắt/ ngày. Vì vậy, bổ sung thêm sắt là vô cùng cần thiết.
Các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, gan, tim, lòng đỏ trứng, đậu đỗ. Muốn sắt được hấp thu tốt, nên ăn cùng nhiều ăn rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C. Nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ hay mệt mỏi, hay quên, dễ buồn ngủ, da xanh xao,….
Các loại vitamin khác như vitamin A, B, C, E có nhiều trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc,… Việc mà các bậc phụ huynh cần làm là cho trẻ những bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, đồng thời việc chế biến hợp lí cũng vô cùng quan trọng để giữ được chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Lưu ý bắt đầu quá trình bổ sung sớm từ khi trẻ chưa tới tuổi dậy thì, để cha mẹ và trẻ cùng làm quen với chế độ ăn của mình. Nếu trong quá trình thay đổi chế độ ăn vẫn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết, để cha mẹ không quá căng thẳng về việc bổ sung dinh dưỡng cho con.
Nhận được rất nhiều ý kiến từ các bậc phụ huynh muốn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho con mà không biết nên sử dụng loại nào, liều lượng sao cho phù hợp. Dựa trên các khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi vị thành niên, Viện dinh dưỡng cho ra đời viên uống Davin Care for Teen với hệ vi chất cân bằng, mời các bậc phụ huynh tham khảo tại: