<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=395009544198866&ev=PageView&noscript=1" />

viện dinh dưỡng quốc gia

Trung tâm dịch vụ KHKT dinh dưỡng thực phẩm

KHÁC BIỆT GIỮA ĐƯỜNG BỔ SUNG VÀ ĐƯỜNG TỰ NHIÊN

Ngày đăng:

06/11/2020

Lượt xem: 9024

Đường là gì?

Đường là chất làm ngọt cung cấp năng lượng được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống để tạo vị ngọt, cấu trúc, khối lượng và dung tích của sản phẩm. Đôi khi đường còn được gọi là chất làm ngọt có năng lượng (calo).

 

Đường thật ra là một loại carbohydrat (carbohydrate) đơn giản mà cơ thể hấp thụ để bổ sung năng lượng. Ngoài ra nó không có giá trị dinh dưỡng nào khác.

Sự khác biệt giữa “đường tự nhiên” và “đường bổ sung” là gì?

Đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm chúng ta ăn vào bao gồm trái cây, rau củ. Ví dụ, khi bạn ăn một trái táo, nó sẽ cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng cho cơ thể, cụ thể với 100gr táo sẽ cho bạn 10.4gr đường (Nguồn: USDA National Nutrient Database) và loại đường này được cung cấp kèm theo các loại chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Do đó, đường bổ sung thường là thành phần chính trong kẹo và trong nhiều loại thực phẩm chế biến như nước ngọt và bánh. Phổ biến nhất là đường thường (sucrose) và siro ngô fructose. Muốn tối ưu hóa sức khỏe và giảm cân cần tránh các loại thực phẩm chứa loại đường này.

Tại sao đường cần phải được thêm vào thực phẩm và đồ uống?


Trên thực tế hầu hết mọi người hiện đại đều có sử dụng đường bổ sung không nhiều thì ít. Bởi vì không kể tới nền ẩm thực quá xa xưa khi chưa xuất hiện đường bổ sung, thì ẩm thực hiện nay có nhiều món ăn cần được gia tăng hương vị, các món bánh ngọt, rồi phải kể đến việc dùng đường để cất giữ thực phẩm suốt năm như ủ, lên men,...

 

Vì sao cần hạn chế đường bổ sung trong khẩu phần ăn?


Ăn quá nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, ví dụ như gây sâu răng, béo phì, bệnh tim mạch, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, làm tăng mức triglycerid giảm mức lipoprotein có tỉ trọng cao (còn gọi là HDL hay cholesterol “tốt”).
Đồng thời, nếu bạn sử dụng thực phẩm hay đồ uống có chứa đường bổ sung thì khả năng cao là bạn sẽ không ăn các loại thực phẩm và đồ uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác. Ví dụ, bạn uống nhiều đồ uống có đường thì sẽ có xu hướng uống ít sữa. Sữa cung cấp canxi, đạm và vitamin giúp cho cơ thể hoạt động tốt, còn nước ngọt và nước trái cây đóng chai lại chứa nhiều calo từ đường bổ sung và gần như không có giá trị dinh dưỡng.

Bao nhiêu đường bổ sung là quá nhiều?


Hàng ngày, chúng ta cần một lượng calo nhất định để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Bạn nên đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng này bằng các thực phẩm vừa không chứa hoặc chứa ít đường vừa cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Nếu bạn hoạt động thể chất rất mạnh (tức có xu hướng ăn/nạp nhiều thực phẩm có năng lượng cao để bù đắp) hoặc lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng hầu hết nhu cầu calo của cơ thể, bạn có nguy cơ bị thừa calo so với mức cơ thể cần. Lượng calo dư thừa (hay “calo ngoài nhu cầu”) này cần được tiêu thụ hay “đốt cháy” để không gây ảnh hưởng lên sức khỏe.

 


Vậy làm thế nào để phân biệt, đo lường lượng đường trong khẩu phần ăn? Hãy đọc tiếp tại phần 2 bạn nhé!

© 2016 copyright by

Ninfood.com.vn